Liệu pháp oxy cao áp (HBOT) cung cấp lượng oxy tinh khiết, dồi dào dưới áp suất cao hơn ở mức bình thường, cho phép oxy khuếch tán sâu hơn vào các mô cơ thể. Ngoài việc điều trị phục hồi cho nhiều bệnh liên quan đến tổn thương, nhiễm trùng,… thì đây còn được coi là liệu pháp hiệu quả cho những người mắc chứng rối loạn căng thẳng.
Căng thẳng mãn tính và tác động lên cơ thể
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều công việc, hành động hay lối sống khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng. Lúc đó, phản ứng tự nhiên của cơ thể sản sinh ra hormone căng thẳng và cơ chế “phản ứng hoặc bỏ chạy” được kích hoạt để đối phó với vấn đề căng thẳng. Nhưng nếu điều này lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và trở thành căng thẳng mãn tính.
Khi căng thẳng liên tục trong thời gian dài sẽ trở nên nguy hiểm cho cả tinh thần lẫn sức khỏe. Căng thẳng mãn tính gồm có ba loại, bao gồm lo lắng về cảm xúc, căng thẳng trong mối quan hệ và căng thẳng trong công việc. Chúng ảnh hưởng đến con người bằng các yếu tố sau:
- Ảnh hưởng Nhận thức: Căng thẳng mãn tính ảnh hưởng đến chức năng nhận thức bao gồm trí nhớ, giải quyết vấn đề và ra quyết định.
- Ảnh hưởng Cảm xúc: Căng thẳng mãn tính dẫn đến thay đổi tâm trạng. Nếu không được điều trị, nó sẽ gây ra chứng sợ hãi, lo âu, trầm cảm và rối loạn căng thẳng.
- Ảnh hưởng Thể chất: Căng thẳng mãn tính ảnh hưởng xấu đến tình trạng thể chất, gây chán ăn, mất năng lượng, mất ngủ và đau nhức cơ thể. Cơ thể chúng ta sản xuất ra một loại hormone gây căng thẳng gọi là cortisol trong những tình huống căng thẳng, gây ra chứng đau đầu, các vấn đề về dạ dày, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp và hệ thống miễn dịch kém.
- Ảnh hưởng Hành vi: Căng thẳng mãn tính gây ra một số vấn đề về hành vi, chẳng hạn như rối loạn ăn uống, lạm dụng chất gây nghiện và cờ bạc.
Liệu pháp oxy cao áp có tác dụng gì?
Liệu pháp oxy cao áp HBOT cung cấp nguồn oxy tinh khiết và lan tỏa khắp cơ thể. Liệu pháp này làm giảm lo âu và căng thẳng cũng như giúp các tế bào tái tạo từ bên trong. Các lợi ích mà HBOT mang lại:
- Tăng oxy cung cấp cho các mô cơ thể hoạt động.
- Cải thiện lưu thông máu.
- Cải thiện quá trình chữa lành vết thương.
- Khởi tạo quá trình sản sinh collagen.
- Giảm đau và sưng ở vết thương.
- Thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu và giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Giảm căng thẳng mãn tính gây ra chứng trầm cảm
Nếu căng thẳng mãn tính không được điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra chứng trầm cảm và trầm cảm là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến và nguy hiểm. Nghiên cứu cho thấy cứ ba người lớn thì có một người bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm.
Tài liệu tham khảo
- Hyperbaric oxygen therapy. (2022, June 28). Mayo Clinic – Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/hyperbaric-oxygen-therapy/about/pac-20394380
- Duszynski-Goodman, L. (2022, October 11). Chronic stress: Definition, symptoms and treatment. Forbes Health. https://www.forbes.com/health/mind/what-is-chronic-stress/
- Gordon, C. (n.d.). 9 hyperbaric oxygen therapy benefits. Healthline. https://www.healthline.com/health/hyperbaric-oxygen-therapy-benefits#reperfusion-injuryp
- Persistent depressive symptoms during COVID-19: A national, population-representative, longitudinal study of U.S. adults. (n.d.). The Lancet Regional Health – Americas. https://www.thelancet.com/journals/lanam/article/PIIS2667-193X(21)00087-9/fulltext
- (n.d.). National Institute of Mental Health (NIMH). https://www.nimh.nih.gov/health/topics/depression
- Hyperbaric oxygen therapy improves symptoms, brain’s microstructure and functionality in veterans with treatment resistant post-traumatic stress disorder: A prospective, randomized, controlled trial. (2022, February 22). PLOS. https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0264161
- https://cdn.doctorsonly.co.il/2019/12/09_The-Role-of-Hyperbaric.pdf
- Chang, J. S., Chang, E., Lee, Y., Cha, Y. S., Cha, S. K., Cho, W. G., Jeong, Y., Kim, H., & Park, K. S. (2020). Hyperbaric Oxygen Exposure Attenuates Circulating Stress Biomarkers: A Pilot Interventional Study. International journal of environmental research and public health, 17(21), 7853. https://doi.org/10.3390/ijerph17217853