Việc thiếu ngủ hoặc giấc ngủ không đủ chất lượng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả sự suy giảm của hệ thống trao đổi chất, suy yếu của hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển của các bệnh mạn tính nguy hiểm.
Hạn chế các tác động ảnh hưởng đến giấc ngủ
Mỗi đêm, con người cần ngủ từ 7-8 tiếng để có được hiệu quả hồi phục tốt nhất. Tuy nhiên việc ngủ ngon giấc không chỉ là đủ số giờ mà còn phải đảm bảo chất lượng của giấc ngủ. Nếu ngủ đủ giờ nhưng khó ngủ, thức dậy giữa đêm, hoặc cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy, thì giấc ngủ đó sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bước đầu tiên để cải thiện chất lượng giấc ngủ là tạo điều kiện thoải mái và thư giãn cho giấc ngủ. Trong phòng ngủ cần đảm bảo môi trường thoáng đãng, đóng cửa sổ và rèm cửa để ngăn ánh sáng, tiếng ồn xâm nhập vào phòng. Trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ, tránh các hoạt động thể chất và không sử dụng các thiết bị điện tử. Bữa ăn cuối cùng nên ăn trước khi đi ngủ 3-4 tiếng và tránh uống đồ uống chứa cafein,…
Ngoài ra, bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian hàng ngày, kể cả vào cuối tuần để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ngủ dậy sớm thường tốt hơn cho sức khỏe, giúp giảm stress và tăng cường tinh thần hạnh phúc.
Đọc thêm: 8 bí quyết vàng chăm sóc giấc ngủ sâu đúng cách.
Vận động trong ngày
Để có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ, vận động hay luyện tập sẽ giúp ngủ dễ hơn so với một ngày không làm gì.
Tuy nhiên, không nên hoạt động mạnh ngay trước khi đi ngủ, vì trạng thái hưng phấn ngay sau khi hoạt động có thể làm việc chìm vào giấc ngủ gặp khó khăn. Mức độ hoạt động nên giảm dần ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ.
Hoạt động thể chất không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Nó kích thích lưu thông máu và bạch huyết, ngăn ngừa sự ứ đọng, giúp các tế bào miễn dịch di chuyển khắp cơ thể và phản ứng nhanh chóng với các tác nhân bên ngoài.
Kiểm tra Magie, vitamin B và vitamin D
Nếu giấc ngủ của bạn không sâu và thường xuyên gián đoạn, có thể nguyên nhân nằm ở trạng thái của hệ thần kinh. Căng thẳng mãn tính gây ra sự mất cân bằng, ảnh hưởng đến sự mệt mỏi và tâm trạng trong ngày, cũng như chất lượng giấc ngủ.
Magie và vitamin B đóng vai trò quan trọng giúp làm dịu não bộ, giúp giảm mức độ hoạt động của hệ thần kinh.
Vitamin B điều chỉnh sự trao đổi chất, trương lực cơ, tim và hệ thần kinh trung ương. Phức hợp vitamin B chất lượng cao kết hợp với magie có thể cải thiện giấc ngủ và giảm lo lắng, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch, vì căng thẳng làm giảm khả năng chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin nào, bạn nên kiểm tra nồng độ các chất này trong cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp.
Vitamin D cũng rất quan trọng, vì thiếu hụt vitamin này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vitamin D cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ miễn dịch, tham gia vào quá trình trao đổi chất của các tế bào miễn dịch và tăng cường phản ứng kháng khuẩn.
Chế độ ăn uống tốt cho giấc ngủ
Bữa tối phù hợp có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu hơn. Hai loại thực phẩm được coi là siêu thực phẩm cho giấc ngủ là pho mát và thịt gà, đây cũng là nguồn protein tuyệt vời, hỗ trợ cơ thể tái tạo tế bào trong đêm.
Phô mai nên được ăn kèm với trái cây hoặc rau thơm. Thịt gà nên được nấu chín và kết hợp với các loại rau theo mùa. Ngoài ra, trứng, các loại hạt, cá và hải sản, đậu nành và nấm cũng rất hữu ích cho giấc ngủ.
Tạo không gian phòng ngủ giàu oxy tinh khiết
Theo các chuyên gia, phòng ngủ cần có không gian giàu oxy tinh khiết để đảm bảo giấc ngủ sâu và chất lượng. Đặc biệt ở các khu đô thị và thành phố lớn, phòng ngủ thường được đóng kín dẫn đến việc thiếu không khí lưu thông, nồng độ oxy giảm thấp. Tình trạng ngột ngạt này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn trằn trọc và khó ngủ, mà còn tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.
Để cải thiện điều này, việc lắp đặt hệ thống cung cấp oxy tinh khiết là giải pháp hiệu quả. Hệ thống này sẽ giúp tăng cường nồng độ oxy trong phòng, mang lại không khí trong lành và dễ chịu, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và thức dậy sảng khoái hơn, chuẩn bị tốt cho một ngày mới năng động.
Đọc thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu thiếu oxy trong phòng ngủ và cách khắc phục.