Không gian kín và nguồn ô nhiễm là tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

Đánh giá tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

Tại các đô thị lớn, ô nhiễm không khí đặc biệt là ở không gian trong nhà đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Không chỉ như vậy, ô nhiễm còn có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở người già và trẻ nhỏ, khiến việc xử lý tình trạng này càng cấp bách hơn bao giờ hết.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và cần được kiểm soát để đảm bảo không gian sống an toàn. 

Nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà

Bếp than là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

Tại các đô thị, không chỉ không khí ngoài trời bị ô nhiễm, mà chất lượng không khí trong nhà cũng có thể trở nên xấu đi bởi nhiều nguồn khác nhau kết hợp với không gian kín không thông thoáng. Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm:

  • Hoạt động nấu nướng tạo ra mùi dầu mỡ, thực phẩm, khói … Đặc biệt, gia đình sử dụng bếp than sẽ gặp loại khói than rất nguy hiểm nếu hít phải.
  • Nấm mốc phát triển do thiếu không khí lưu thông, thời tiết ẩm ướt, nhà cửa đóng kín.
  • Thiết bị máy móc tạo ra bức xạ nhiệt, CO, NOx làm giảm chất lượng không khí.
  • Bụi, lông thú, phấn hoa, mạt bụi từ thảm, rèm cửa, ga đệm…
  • Khói thuốc lá làm tăng nồng độ nicotine trong không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
  • Hóa chất dễ bay hơi từ hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, nước giặt trong nhà tắm gây kích ứng hệ hô hấp.
  • Sử dụng sáp thơm, tinh dầu, đốt nến tạo ra các hạt lơ lửng tích tụ, gây ô nhiễm lâu dài.
  • Chất lượng không khí ngoài trời cũng ảnh hưởng đến không khí trong nhà, khi không khí ô nhiễm dễ dàng xâm nhập, tích tụ trong không gian kín, làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà.

Đọc thêm: Nguồn gây ô nhiễm trong nhà tại các đô thị.

Khi tiếp xúc trong thời gian dài, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ra các hậu quả tiêu cực đến sức khỏe của con người:

  • Không gian kín kết hợp với ô nhiễm gây thiếu oxy, làm suy giảm thể chất tinh thần, khiến trẻ nhỏ chậm phát triển và giảm hiệu suất làm việc.
  • Gây ra các kích ứng đường hô hấp cấp tính như ngứa mũi, dị ứng hô hấp, bệnh về phổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người dễ kích ứng. Nếu để tình trạng kéo dài, có thể dẫn đến hen suyễn mãn tính, viêm phế quản và viêm phổi.
  • Các chất hữu cơ lơ lửng trong không khí và các thành phần độc hại làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Bụi mịn có thể xâm nhập vào máu, gây bệnh về tuần hoàn máu, tim mạch và nhồi máu cơ tim.
  • Đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, gây dị tật hoặc chậm phát triển ở thai nhi.
  • Với nam giới, chất lượng tinh trùng bị suy giảm.
  • Gây hại cho người già, làm giảm trí nhớ, làm trầm trọng tình trạng Alzheimer.
  • Giảm tuổi thọ của cả người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Đọc thêm: Tác hại ô nhiễm không khí đối với trẻ nhỏ.

Giải pháp cải thiện chất lượng không khí trong nhà

Trồng cây xanh giúp tăng cường chất lượng không khí trong nhà

Để cải thiện và duy trì chất lượng không khí trong nhà, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm: Hạn chế các hoạt động phát thải chất ô nhiễm như hút thuốc, sử dụng hóa chất, đốt nến, và hoạt động của các thiết bị điện tử. Lắp đặt thiết bị hút mùi trong nhà bếp để loại bỏ nguồn gây ô nhiễm ra bên ngoài.
  • Tăng cường dọn dẹp và thông gió: Làm thoáng không gian và tăng mới không khí bằng cách mở cửa sổ, cửa ban công, sử dụng hệ thống quạt thông gió hoặc giếng trời vào những ngày thời tiết ổn định và chất lượng không khí ngoài trời tốt.
  • Trồng thêm cây xanh: Chọn những loại cây có khả năng lọc không khí và loại bỏ chất hữu cơ lơ lửng. Đặt cây ở hành lang, cầu thang, khu vực có ánh sáng hoặc xung quanh nhà để tạo hàng rào xanh bảo vệ căn nhà.
  • Sử dụng hệ thống cấp oxy tinh khiết trong nhà: Một trong những giải pháp toàn diện nhất để cải thiện chất lượng không khí trong nhà đó là sử dụng hệ thống cấp oxy tinh khiết Oxylife G9. Việc cải thiện nồng độ oxy có trong không khí giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần. 
Mở cửa sổ giúp tăng cường không khí trong nhà

Chất lượng không khí trong nhà thường không được chú trọng so với việc phòng bị ô nhiễm không khí ngoài trời. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng lên sức khỏe của chất lượng không khí trong nhà lại cao hơn vì thời gian ở trong nhà chiếm đến hơn 80% thời gian trong ngày. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của chính mình và các thành viên trong gia đình, cần áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng không khí trong nhà đạt tiêu chuẩn.

Call Now Button