Mọi người thường nghĩ rằng ô nhiễm không khí chỉ là vấn đề của môi trường ngoài trời, nhưng thực tế, ô nhiễm trong nhà hoàn toàn có thể gây nguy hiểm nhiều hơn tới sức khỏe con người. Các chất gây ô nhiễm trong nhà thường không được lưu thông và dễ dàng tích tụ, tạo ra một môi trường độc hại cho hệ hô hấp nói riêng và cả cơ thể nói chung.
Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng gấp nhiều lần so với không khí ngoài trời. Bởi trong suốt thời gian con người sinh sống và hoạt động thì đến 90% trong nhà, do vậy việc tiếp xúc với không khí kém chất lượng sẽ tăng cao hơn bình thường.
Có đến trên 30 tác nhân khác nhau tạo nên môi trường ô nhiễm trong nhà, trong đó có nhiều tác nhân nằm trong danh sách các chất gây ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo.
Có thể tóm gọn lại các nhóm tác nhân chính như sau:
- Tác nhân ô nhiễm từ môi trường bên ngoài:
Các ô nhiễm môi trường bên ngoài sẽ xâm nhập vào không gian trong nhà khi mở cửa. Các ô nhiễm này chủ yếu là các loại bụi thô, bụi mịn.
- Tác nhân ô nhiễm từ trong nhà:
Các tác nhân ô nhiễm về mặt vật lý từ những sợi khoáng chất như vải vóc, len dạ, các chất phủ trên tường chống ẩm. Ngoài ra, các chất ô nhiễm có nguồn gốc sinh học như: nấm mốc, chất dị ứng do vật nuôi, sâu bọ, gián… cũng là đặc trưng của ô nhiễm trong nhà.
Một số ô nhiễm thường khó nhìn thấy nhưng tồn tại về mặt hóa học như: khí đốt của máy sưởi ấm, miếng dùng để nướng đồ ăn, sơn tường, cồn, vecni, khói thuốc lá… Ngoài ra, các khí và mùi độc hại thoát ra từ các đồ vật, thiết bị trong nhà như: tủ lạnh, bếp gas, điều hòa, máy sấy, máy rửa bát… cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng ô nhiễm không khí trong nhà.
Ô nhiễm không khí trong nhà là một vấn đề nghiêm trọng do sự tích tụ của các tác nhân gây ô nhiễm từ cả bên ngoài và trong nhà, dẫn đến môi trường sống trở nên bí bách và không lành mạnh.
- Giảm nồng độ oxy: Việc hạn chế lưu thông không khí dẫn đến giảm nồng độ oxy trong nhà, gây ra cảm giác ngột ngạt và mệt mỏi cho người sử dụng.
- Tăng nồng độ CO2: Không khí trong nhà sẽ tích tụ các khí CO2 từ hơi thở của con người và các nguồn khí thải khác. Nồng độ CO2 cao có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn và thậm chí làm giảm sự tập trung. Nồng độ quá cao còn dẫn đến những nguy hại cho sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người.
Đọc thêm: Đánh giá tác nhân gây ô nhiễm trong nhà.
Cải thiện không khí trong nhà bằng cách nào?
Để cải thiện chất lượng không khí trong nhà, một số biện pháp có thể kể đến như sử dụng máy lọc không khí, tăng cường thông gió, trồng cây xanh, hạn chế sử dụng hóa chất, giữ vệ sinh nhà cửa, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị gia dụng, sử dụng các sản phẩm tự nhiên và tránh hút thuốc trong nhà.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, việc sử dụng hệ thống tạo oxy tinh khiết OxyLife là lựa chọn tối ưu. Hệ thống này giúp duy trì nồng độ oxy cao trong môi trường sống, đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể, giúp loại bỏ các chất ô nhiễm như bụi mịn và tăng cường sức khỏe tổng thể của cả gia đình:
- Tăng cường nồng độ oxy: Nồng độ oxy tinh khiết tăng trong không khí giúp môi trường sống như ở sâu trong các cánh rừng nguyên sinh. Tại đây, cơ thể con người có thể hít thở sự trong lành và tăng cường sức đề kháng, hồi phục.
- Giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần: Nồng độ oxy cao từ OxyLife giúp cải thiện chức năng não bộ, tăng cường sự tập trung và giảm căng thẳng, giúp tâm trí luôn sảng khoái và minh mẫn.